5 Nguyên nhân cá koi bị stress
- Môi trường nước không đảm bảo: Các chỉ số như nhiệt độ, nồng độ pH, hàm lượng Oxi, amoniac, nitrat, nitrit không ổn à cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số này của nước hồ
- Quá tải dinh dưỡng: cho cá ăn quá nhiều dẫn đến hệ tiêu quá của cá và hệ lọc bị quá tải
- Thay đổi môi trường đột ngột của cá koi: ví dụ khi cá mới về không thả nổi túi bóng cá trên mặt hồ cho cân bằng nhiệt độ dẫn đến cá koi bị sốc nhiệt, hoặc cá mới thả về hồ mà thay nước quá 50%
- Cá bị nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng: vì vậy, khi thả cá mới vào hồ thì nhất định nên tắm tím trước khi thả (đối với những hồ đã có cá), đánh muối và cho nhịn ăn
- Thả cá koi với mật độ quá dày: dẫn đến thiếu oxi cho đàn cá. Mật độ hợp lý là 1-3 koi nhỡ/m3 nước hoặc 3-5 koi nhỏ/m3 nước
3 Biểu hiện cá koi bị stress
- Koi có biểu hiện nhút nhát và tách đàn: cá bơi xuống đáy hồ, trú ẩn dưới các tảng đá hoặc cạ mình vào các thiết bị trong hồ
- Koi kém ăn hoặc bỏ ăn: khi cho ăn cá không ngoi lên mặt nước để đớp thức ăn
- Cá hay nhảy lên mặt nước, bơi lờ đờ, khép vây trước dòng nước, không còn nhanh nhẹn
Cách xử lý khi cá koi bị stress
- Thay từ từ lượng nước trong hồ không quá 50%
- Đánh muối 1-3%/m3 nước
- Tăng cường sục khí để bổ sung oxi
- Ngừng cho ăn từ 1-2 ngày
- Bổ sung thêm chất kết dính amoniac để làm giảm lượng amoniac trong nước (nếu có)
- Nếu cá bị stress do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng thì cách ly để xác định chính xác bệnh và điều trị
- Nếu hồ ngoài trời thì che chắn kỹ, hạn chế ánh nắng trực tiếp, đặc biệt mùa hè nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Nhiệt độ nước thích hợp để cá koi phát triển từ 27-32 độ C
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về chúng tôi
Bình luận