koilover.vn{{ quantity }}
Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng
{{product.quantity}} x {{ product.PriceOther | formatPrice }} đ{{ product.PriceOther | formatPrice }} đ{{ product.PriceSpecial | formatPrice }} đLiên hệ
Tổng tiền:
{{ totalPriceOrder | formatPrice }} đ
Liên hệ

Bệnh do trùng quả dưa gây ra ở cá koi

Ngày đăng: 26/08/2019 Lượt xem: 4.779

Một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm cho cá Koi không kém sán lá là trùng quả dưa. KoiLover xin được chia sẻ một số thông tin tới các KoiKichi về trùng quả dưa, biện pháp phòng bệnh cũng như điều trị loại kí sinh trùng này trên cá Koi.

Tác nhân gây bệnh  là loài Ichthyophthyrius multifiliis Fouguet (1876). Trùng có dạng giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm. Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ. Miệng ở phần trước 1/3 cơ thể,  hình gần giống cái tai. Một không bào co rút nằm ngay bên cạnh miệng. Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng chút ít khi vận động, ở trong nước, ấu trùng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành.

Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: Dinh dưỡng và bào nang. Giai đoạn dinh dưỡng, ấu trùng bám trên da, mang, hút dinh dưỡng của cá để sống, kích thích các tổ chức của cá hình thành các đốm mủ trắng (lên bệnh còn được gọi là đốm trắng). Khi trưởng thành sẽ rời khỏi đốm mủ để tiến hành sinh sản và rời kí chủ chuyển sang dạng bào nang. Trùng rời kí chủ tìm đến các giá thể để bám sau đó tiết ra chất keo bao bọc cơ thể tạo thành dạng bào nang. Sau đó tiến hành sinh sản phân đôi thành rất nhiều ấu trùng, sau đó phá vỡ bào nang để ra ngoài, tìm kí chủ và lặp lại vòng đời của trùng. Ở giai đoạn ký sinh, chúng rất nhậy cảm với nhiệt độ và phản ứng miễn dịch của cá bệnh. Khi cá đã bị nhiễm bệnh trùng quả dưa, cơ thể cá sinh kháng thể, có khả năng làm miễn dịch bệnh này. Vì thế sự tái nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều. Theo Paperna (1980) cá chép đã nhiễm bệnh trùng quả dưa mà sống sót thì có khả năng miễn dịch trong vòng 8 tháng.

Cá bị bệnh thường xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên da, mang, vây, do có nhiều trùng bám mà thành (nên gọi là bệnh đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá bệnh tiết nhiều dịch  nhầy, làm cơ thể có màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám  ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá ,chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Cá trê giống bị hiện tượng này hay được gọi là bệnh “treo râu”. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết.

Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hoá của cá. Protein trong huyết thanh giảm tới 2,5 lần, hoạt động của gan, thận bị rối loạn, lượng tích luỹ protein bị giảm, ảnh hưởng quá trình trao đổi aminoaxit. Thành phần máu cũng bị thay đổi: lượng hồng cầu của cá chép con giảm 2-3 lần, bạch cầu tăng,  có thể tăng tới 20 lần so với cá khỏe

Để phòng bệnh, lên chú ý khi bắt cá mới về hồ, lựa chọn nguồn cá khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, được cách ly kĩ. Lên có tank cách ly riêng khi có cá mới trước khi thả cá xuống hồ. Trong quá trình nuôi cần tránh các tác động xấu cho cá về nguồn nước, thức ăn, stress… và cần quan sát kĩ tình trạng cũng như biểu hiện lạ của cá để có biện pháp xử lý. Cần tiến hành vệ sinh hồ định kỳ để loại bỏ phân thải lưu giữ trong hệ lọc, bổ xung thêm vitamin C, khoáng, vi sinh định kỳ để giúp đàn Koi khỏe mạnh hơn.

Nếu cá bị bệnh, không được đánh muối xuống hồ; cần tiến hành thay nước 10-15%, sử dụng thuốc Malachite Green 0,2ppm/m3, đánh 2 liều cách nhau 48h, trước liều 2 cần thay 20% nước. Có thể kết hợp cùng với Formol để tăng hiệu quả, chú ý bổ xung oxy cho hồ Koi và chọn thời điểm ban ngày, trời quang để đánh thuốc.

Bình luận

koilover.vn Lên đầu trang

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về chúng tôi

Nhắn tin Facebook Hà Nội: 0937 598 098 Hồ Chí Minh: 0977 267 138 Đà Nẵng: 0933 598 098 Nhắn tin Facebook Messenger Nhắn tin Zalo