Một trong những bệnh do kí sinh trùng gây ra rất phổ biến trên cá Koi tại Việt Nam là rận cá và trùng mỏ neo. Rận kí sinh trên cá Koi do giống Argulus, thuộc họ Argulidae gây ra. Còn trùng mỏ neo thuộc giống Lernaea có dạng hình chữ "T" hay dạng hình mỏ neo, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Hầu hết người chơi Koi sẽ đều trải qua tình trạng hồ cá của mình bị một vài loại bệnh nào đó như khuẩn, kí sinh... Và trong quá trình kỹ thuật của KoiLover đi kiểm tra hồ cá cho khách hàng cũng bắt gặp rất nhiều trường hợp bị nhiễm, có những trường hợp bị nhiễm tới 2-3 lần trong cùng một năm. Và thường tỷ lệ gặp rận cá cao hơn so với trùng mỏ neo. Và có rất nhiều khách hàng không thường xuyên để ý kiểm tra đến cá lên không biết cá mình đang bị rận hay trùng mỏ neo bám; một số khách khác thì miêu tả cá bị con gì đấy bám, bị nổi mụn…
Rận cá Argulus thường ký sinh trên da, mang, vây, hốc mắc, hốc mũi và miệng của một số cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Argulus dùng cơ quan miệng, các gai xếp ngược ở mặt bụng cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với các bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm cá chết hàng loạt. Mặt khác, Argulus còn dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại tổ chức cơ thể ký chủ. Cá bị Argulus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, khả năng ăn của cá giảm. Khi bị nhiễm rận cá với cường độ cao có thể gây chết rải rác hay hàng loạt.
Argulus có chu kỳ phát triển trực tiếp, không qua ký chủ trung gian. Khi trưởng thành, con đực và con cái tiến hành giao phối, suốt đời chỉ giao phối 1 lần. Tinh dịch được con cái lưu giữ trong rúi chứa tinh suốt quá trìng sống. Mỗi lần đẻ từ vài chục đến vài trăm trứng, thuộc loại trứng dính, không hình thành túi trứng, Argulus đẻ trứng trực tiếp lên giá thể như thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, vỏ ốc, đá, gỗ... Khi tiến hành sinh sản Argulus rời khỏi cơ thể ký chủ là cá, bơi lội tự do trong nước tìm vật thể đẻ trứng. Argulus thích đẻ ở môi trường tối và yên tĩnh. Quá trình phát triển phôi của trứng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, nhiệt độ nước 29-31°C trứng của loài Argulus japonicus nở trong khoảng 14 ngày. Ở nhiệt độ 15,5-16,5°C thời gian nở là 30-50 ngày.
Rận cá mặc dù gây chết cá nhưng không phải loại bệnh quá nguy hiểm, thường nhiễm thời gian quá dài mới nguy hiểm cho cá, do đó khách hàng cũng không lên quá lo lắng khi cá mình bị nhiễm. Có nhiều loại thuốc để điều trị rận, trong đó KoiLover thường sử dụng Dimilin, Masoten nhập trực tiếp của Nhật; hoặc sử dụng một số loại thuốc trong nước được chiết xuất từ lá xoan như Dopakill cũng khá hiệu quả. Để phòng bệnh, trước khi thả cá lên vệ sinh tẩy trùng hồ; khi thả cá cần chú ý chọn cá khỏe mạng, không bị nhiễm rận trước đó.
Cá mới bị cảm nhiễm trùng mỏ neo Lernaea, thường thể hiện sự khó chịu qua các hoạt động bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Đối với nhỏ bị Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình, uốn cong, bơi lội mất thăng bằng và chết từ rải rác tới hàng loạt. Cá lớn bị cảm nhiễm Lernaea số lượng nhiều, tuyến sinh dục không phát triển được. Một con cá Koi cỡ 2 cm bị trùng Lernaea ký sinh một bên cơ thể sẽ làm lệch trọng tâm, cá bơi nghiêng, nếu 2-3 trùng ký sinh trên 1 cơ thể cá làm cho cá không di chuyển đựơc và chết. Khi ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào trong tổ chức ký chủ, làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho các sinh vật khác ký sinh, thường tạo nên những vùng xuất huyết xung quanh nơi ký sinh. Một số Lernaea ký sinh trong miệng, làm miệng cá sưng lên và không đóng kín được, không ăn được. Một số nghiên cứu sâu hơn cho biết, khi cá bị trùng mỏ neo ký sinh, tế bào bạch cầu ở trong máu tăng cao, sắc tố da biến nhạt.
Do cùng bộ chân chèo như rận cá lên việc điều trị hay phòng bệnh trùng mỏ neo ở cá Koi cũng tương tự như trên rận cá.
Trên đây là một kiến thức KoiLover chia sẻ cùng người chơi Koi, mọi nhu cầu hay trợ giúp về kỹ thuật vui lòng liên hệ KoiLover tại Hà Nội và 2 chi nhánh Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
KoiLover luôn đồng hành cùng người chơi Koi!
Đăng ký nhận bản tin
Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất về chúng tôi
Bình luận