Thông thường, cá Koi sẽ được nuôi ở những hồ cá ngoài trời rộng lớn để phát triển và sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn khá nhiều người thiết kế bể cá hoặc hồ cá Koi trong nhà để thoả mãn đam mê chơi cá Koi nhưng diện tích nhà còn hạn chế. Để sở hữu một bể cá chép Koi trong nhà lý tưởng nhất, bạn cần chú ý những quy tắc sau.
Các yếu tố môi trường sống trong nhà của cá Koi
- Thiết kế bể hoặc hồ cá Koi
Khi bắt đầu thiết kế bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Kích thước bể hoặc hồ cá phải đủ rộng và thoáng để cá được cung cấp đầy đủ oxy, kích thước tối thiểu của bể phải từ 2m x 1m trở lên. Bạn chỉ nên thả với mật độ cá vừa phải, khoảng 2-3 con/m3 và tuỳ thuộc vào kích thước cá.
+ Có thể thiết kế bể hoặc hồ cá hình vuông, chữ nhật,… nhưng cần khoảng không gian rộng để cá bơi lội thoải mái.
- Vị trí đặt bể cá trong nhà
Cần đặt bể cá nơi thoáng mát, tránh những nơi chật hẹp ẩm mốc như gầm cầu thang hoặc góc nhà. Bởi những vị trí ẩm thấp
sẽ có nhiều vi khuẩn khiến cá sinh bệnh và sức khoẻ yếu.
Bể/hồ cá Koi cần được đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên mặt trời, nếu không bạn cần sử dụng hệ thống đèn led để cung cấp ánh sáng cho cá phát triển.
Môi trường nước
Yếu tố đầu tiên người nuôi cần chú ý đó chính là độ pH của nước phải được duy trì ở mức 7,0 - 8,5. Hàm lượng oxy tối thiểu là 4,5mg/l, nhiệt độ nước tối ưu ở khoảng 20-27℃. Chính vì thế bể cá Koi trong nhà cần bật oxy 24/24 để đảm bảo lượng oxy trong nước đủ để cá phát triển khoẻ mạnh.
Các kỹ thuật chăm sóc cá Koi trong nhà
- Chọn giống cá tốt
Sẽ dễ dàng chăm sóc chúng hơn nếu bạn chọn được những chú cá Koi khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Lựa chọn những con cá giống tốt sẽ quyết định sự phát triển của chúng trong tương lai, cá phát triển tốt sẽ chống chọi bệnh tốt và dễ dàng thích nghi với môi trường nước mới.
Để lựa chọn được cá Koi tốt, cần chú ý:
+ Chọn cá có hình dáng cân đối, không bị dị tật, cá phải khoẻ mạnh và phản ứng tốt
+ Màu sắc tươi sáng, ko bị mờ nhạt, dáng bơi cá phải uyển chuyển, không được lệch
+ Lựa chọn địa chỉ cung cấp cá uy tín, tránh mua phải các con cá bị bệnh hoặc yếu
- Thả cá vào bể mới
Vận chuyển cá mới mua về thả cần phải nhẹ nhàng, không làm cá bị trầy xước. Không nên vận chuyển cá với mật độ dày để cá được khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả. Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh lúc trưa nắng gắt.
Trước khi cho cá vào môi trường nước mới, nên để bao chứa cá ở hồ khoảng 15-20 phút để thuần nhiệt độ, sau đó mới mở miệng bao thả cá. Điều này sẽ giúp cá không bị sốc khi tiếp xúc với môi trường mới.
- Cách phòng tránh bệnh khi nuôi Koi trong nhà
+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng trong hồ. Kiểm tra tình trạng phát triển của tảo , rong rêu để có được phương pháp xử lý.
+ Cá nên mua ở những nơi uy tín để đảm bảo sức khỏe cho cá.
+ Hãy chọn những đơn vị chuyên nghiệp để thiết kế hồ cá cho hợp lý
+ Cá mới mua về cần cách ly với cá cũ. Nếu thấy khỏe mạnh mới thả vào bể cá cũ.
+ Theo dõi thường xuyên chế độ sinh hoạt của cá. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì ngay lập tức cách ly cá để theo dõi và có biện pháp xử lý, chăm sóc kịp thời để không lây bệnh cho cả đàn cá.
Kỹ thuật nuôi cá Koi trong nhà tương đối giống với nuôi cá Koi ngoài trời, tuy nhiên vẫn cần lưu ý về các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, môi trường nước,… để cá dễ thích nghi và phát triển tốt nhất.
Bình luận