Hồ cá Koi sau một thời gian nuôi dài sẽ dần có các dấu hiệu như nước bị vẩn đục, có mùi, các chỉ số nước kém…. Đây chính là những mối nguy hiểm cho sự sống của những chú cá Koi. Để đàn cá Koi luôn khỏe, phát triển tốt, màu sắc rực rỡ thì môi trường sống của chúng phải được đảm bảo. Chính vì thế, hệ lọc vi sinh hồ cá chiếm một phần vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên hệ sinh thái trong hồ Koi.
Lý do cần phải vệ sinh hệ lọc hồ cá Koi
Nếu bạn đang lo lắng rằng, khi vệ sinh hệ thống lọc hồ cá Koi thì cũng sẽ vô tình làm trôi hết luôn những vi khuẩn có lợi bên trong hồ. Hoặc khi thêm các chất sát trùng vào nước sẽ làm chết hết toàn bộ vi sinh vật trong hệ lọc. Như vậy thì việc vệ sinh hồ cá Koi có nên hay không?
Và dưới đây là câu trả lời cho việc có cần phải vệ sinh hệ lọc cho hồ Koi hay không:
- Hồ Koi sau một quãng thời gian dài sẽ tích tụ rất nhiều mùn bã hữu cơ, mùn bã này đến từ phân cá, thức ăn thừa và các rác hữu cơ như lá cây, hoa… phân hủy. Trong thời gian ngắn thì các mùn bã hữu cơ này chưa gây lên vấn đề gì với hồ Koi của bạn, nhưng nếu để quá lâu, lượng mùn bã hữu cơ sẽ tích lũy đến mức làm cho nước trong hồ luôn đục, các chỉ nước đi xuống; và khi mùn bã hữu cơ quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, các kí sinh trùng phát triển và gây bệnh cho đàn cá nhà bạn.
- Việc mùn bã hữu cơ nhiều quá còn làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ lọc sinh học của hồ Koi, làm cản trở sự lưu thông của nước trong hệ lọc.
Vì vậy, việc vệ sinh cho hệ lọc cho hồ cá Koi là việc làm hết sức cần thiết để luôn duy trì một hệ sinh thái khỏe mạnh cho hồ cá Koi. Vệ sinh hệ lọc có thể làm mất đi một lượng lớn vi sinh có lợi, tuy nhiên việc gây dựng lại hệ vi sinh này cũng khá đơn giản, và việc hy sinh những vi sinh này là rất cần thiết cho hồ.
Hướng dẫn cách vệ sinh bộ lọc hồ cá koi
Hệ thống lọc hồ cá koi bao gồm các bộ phận: bộ phận hút (hút đáy, hút mặt), bộ phận lọc (lọc thô, lọc sinh học, lọc hóa học), bộ phận đẩy, bộ phận xả, bộ phận chống tràn.
Ở đây chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến bộ phận lọc bao gồm lọc thô, lọc sinh học, lọc hóa học.
- Ở phần lọc thô thường được người nuôi sử dụng bông lọc hoặc bùi nhùi, chổi lọc có tác dụng giữ lại các chất bẩn lớn trong nước: thức ăn thừa, phân cá, chất cặn lơ lửng trong nước. Sau 1 thời gian sử dụng thì trên bề mặt bông dính rất nhiều cặn bẩn, gây khó khăn trong việc lọc nước, dòng chảy lọc bị kém. Lúc này bạn cần phải vệ sinh bộ phận lọc thô bằng cách giặt bông lọc, bùi nhùi, chổi lọc tránh vật liệu lọc tích tụ nhiều cặn bẩn gây tắc, nước không chảy được gây tràn ra ngoài.
Vệ sinh hệ thống lọc tại trại cá Koilover
- Phần lọc sinh học ở đây là có chứa các vật liệu lọc như nham thạch, san hô vụn, gốm lọc, sứ lọc. Các vật này có nhiều lỗ rỗng nhỏ có tác dụng lọc những chất độc hại như NH4+ hoặc NH3, NO3-, nhờ vậy nguồn nước đưa vào hồ nuôi cá koi được sạch, không có mùi tanh, hôi thối. Khoảng 2 – 3 tháng bạn nên vệ sinh các vật liệu này một lần để loại bỏ các vi khuẩn bám tích tụ trong các lỗ hoặc thành của bộ phận lọc tinh.
Dàn Bakki chuyên nghiệp cho hồ cá Koi sử dụng gốm lọc Crystal Bio của Koilover
- Lọc hóa học: Cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính… là các vật liệu lọc hóa học thường được dùng để loại bỏ kim loại nặng hòa tan trong nước hoặc các chất độc nguy hiểm. Vài tháng bạn nên tiến hành rửa hoặc thay mới vật liệu lọc này để đảm bảo hiệu quả lọc nước được tốt nhất.
Bên cạnh vệ sinh bộ lọc hồ koi thì người nuôi cũng cần chú ý vệ sinh tường, đáy bể cá… để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho hồ koi.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vệ sinh bộ lọc cho hồ cá Koi thì bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ các đơn vị chuyên nghiệp để tránh xảy ra sai sót trong quá trình vệ sinh.
Bình luận